top of page
ambitiousz2023

NHỊP SỐNG HIỆN ĐẠI: NGỦ NGÀY CÀY ĐÊM?

Đã cập nhật: 4 thg 12, 2023

Cuộc sống hiện đại và áp lực công việc, học tập đang khiến cho thế hệ trẻ phải thích nghi với thời gian và thay đổi thói quen sinh hoạt. Sự thay đổi trong đồng hồ sinh học do thức khuya vô hình chung đang trực tiếp gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại đến sức khỏe của thế hệ Gen Z.

Được phát triển cùng với thời đại công nghệ số, thế hệ Gen Z có nhiều sự thay đổi so với các thế hệ đi trước. Áp lực từ khối công việc, học tập đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy cao nên khả năng đồng hồ sinh học của Gen Z bị biến đổi khá cao. Người ta nói thành phố là nơi không bao giờ ngủ và đa số các bạn trẻ ngày nay có xu hướng thích sống ở các thành phố lớn. Có lẽ vì phải chạy theo cuộc sống mà thế hệ Gen Z phải thay đổi chính bản thân mình để thích nghi.


Thế hệ Gen Z đang sống dần trong thân xác của cú đêm khi mà việc ăn sáng đúng bữa hay đi ngủ đúng giờ đang dần trở thành cách thức sống vô cùng xa xỉ. Dường như đi ngủ muộn là thói quen của những con người trong cuộc sống hiện đại. Các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z bắt đầu sinh hoạt, học tập, làm việc, thậm chí là ăn uống khi mà mọi người đã bắt đầu chìm vào giấc ngủ và sau đó thức dậy khá muộn vào ngày hôm sau. Chính những thói quen này đã khiến cho chiếc đồng hồ sinh học lạc giờ cứ thế diễn ra đều đặn và lặp lại mỗi ngày.


Điều mà ai cũng biết là việc thức khuya dẫn đến vô cùng nhiều hệ lụy phía sau, nó không chỉ dừng lại ở hệ miễn dịch mà về lâu về dài nó còn tấn công cả não bộ. Nhiều nghiên cứu tâm lý học cho thấy những người thường xuyên thức khuya sẽ dễ bị kích động và có xu hướng hưởng ứng những hành vi không lành mạnh như cờ bạc, sử dụng chất kích thích,...


Ngoài ra, thức khuya không những khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, mất khả năng tập trung dẫn đến điều tiết cảm xúc kém mà còn khiến cho da bị xỉn màu, sần sùi, xấu xí.


Nguyễn Phương Anh (18 tuổi, sinh viên) có thói quen thức khuya để xem phim, trò chuyện với bạn bè… Phương Anh đã duy trì thói quen này từ khi mới lên đại học vì "lớn" rồi nên bố mẹ không kiểm soát thời gian sinh hoạt của con nữa. Do đó, Phương Anh thường xuyên trong tình trạng "ngủ ngày cày đêm". Giấc ngủ của Phương Anh thường kéo dài từ 1h đêm đến khoảng 9-10h sáng. Tuy giấc ngủ kéo dài 8-9 tiếng/ngày, nhưng Phương Anh luôn trong trạng thái mệt mỏi, "thèm ngủ"…Phương Anh lại cho hay: "Ngày em ngủ rất nhiều, ngủ từ 8-9 tiếng, trưa ăn cơm xong lại ngủ nhưng lúc nào cũng trong trạng thái thiếu ngủ, mất tập trung. Em nghĩ là do em thức khuya, ngủ không đủ giấc nên luôn cố gắng ngủ nhiều để bù lại…". Có khoảng thời gian Phương Anh không ngủ trưa để tối có thể ngủ sớm nhưng bạn lại rất khó để vào giấc nên thường xuyên mất ngủ và trong trạng thái lờ đờ, thiếu tập trung.


Bạn Nguyễn Phương Anh

(Ảnh: Nguyễn Phương Anh)


Thói quen “ngủ ngày, cày đêm” là một thói quen xấu, cực kỳ có hại cho sức khỏe. Thường xuyên thức khuya sẽ gây giảm thị lực bởi mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi thức đêm mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện ánh sáng yếu, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể.


Sức khỏe là sự ưu tiên hàng đầu và là tài sản lớn nhất của mỗi chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ sức khỏe là điều thiết yếu. Đừng dần trở thành những chú cú đêm mà hãy trở thành những chú chim họa mi năng lượng, nhộn nhịp vào mỗi buổi sáng sớm.

13 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page