Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ hiện đại thay đổi nhanh chóng, đối mặt với áp lực so sánh và kỳ vọng về sự hoàn hảo từ gia đình và xã hội khiến cho gen Z phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt lại. Các bạn trẻ quên mất việc chấp nhận và phát triển những đặc điểm, thế mạnh riêng của từng cá nhân thay vì luôn cố gắng theo đuổi hình mẫu lý tưởng không phù hợp. Bản thân mỗi người là duy nhất, và tự tin thể hiện chính mình là điều quan trọng.
Được biết đến là một thế hệ năng động, sáng tạo, đầy tự tin và mới mẻ và là thế hệ được sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong thời đại công nghệ số. Cuộc sống hiện đại liên tục phát triển, thay đổi một cách chóng mặt khiến gen Z cần phải “nỗ lực” để không bị bỏ lại phía sau. Điều đó vô tình trở thành áp lực đặt nặng trên vai thế hệ Z.
“Sao điểm con kém thế?” “Nhìn cái A, B, C,... kia kìa, nó học giỏi như vậy cơ mà” - là những câu so sánh “độc hại” không còn xa lạ mà các bậc phụ huynh đang dành cho thế hệ con em mình khi việc học tập của con không được như ý. Hình mẫu “con nhà người ta” luôn trở thành tiêu chuẩn cho thước đo của sự hoàn hảo. Đối mặt với việc liên tục bị so sánh khiến gen Z rơi vào trạng thái luôn phải cố gắng đến kiệt sức để chứng minh năng lực của bản thân, khao khát được công nhận. Để đạt được những sự kỳ vọng từ gia đình và xã hội, Z-er phải cân bằng việc học ở trường, đồng thời tham gia ti tỉ các lớp học thêm ngoại ngữ, kỹ năng mềm, năng khiếu… trau dồi cho bản thân những trang bị tốt nhất.
Bạn Nhi, 17 tuổi, học sinh lớp 12 trường THCS Mai Hắc Đế, chia sẻ trên mạng xã hội: "Áp lực 'con nhà người ta' thực sự làm mình căng thẳng. Mỗi lần gặp bạn bè, người ta hỏi về điểm số, thành tích, nhưng không ai hỏi về đam mê hay niềm đam mê của mình. Mình muốn được thừa nhận vì chính bản thân, không phải vì so sánh với người khác."
Bạn Nhi - Học sinh lớp 12
(Ảnh: Bạn Nhi)
Tiến sĩ Vũ Thy Cầm - Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, trong một bài viết trên blog cá nhân, nhấn mạnh về vấn đề này: "Tôi đã gặp nhiều học sinh và sinh viên GEN Z phải đối mặt với áp lực lớn từ gia đình và xã hội. Họ cảm thấy như mình phải 'đua đòi' với thành tích và hình mẫu 'con nhà người ta'. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và sự tự tin của họ. Chúng ta cần tạo ra môi trường hỗ trợ, khuyến khích sự đa dạng và phát triển cá nhân, thay vì chỉ chú trọng vào kết quả học tập."
Tiến sĩ Vũ Thy Cầm - Viện sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai)
(Ảnh: Internet)
Thế nhưng, mỗi chúng ta đều là một cá thể độc lập, chúng ta có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thay vì mãi theo đuổi một hình mẫu lý tưởng, không phù hợp thì hãy tìm hiểu và phát triển năng lực, thế mạnh riêng của mình, có cho mình một phương pháp học và kế hoạch học tập tốt sẽ dễ dàng hơn trên con đường tìm kiếm bản thân, khẳng định được “Mình là ai?”. Bản thân chúng ta là duy nhất nên hãy tự tin thể hiện chính mình, đừng để ai làm điều đó thay mình bạn nhé!
Comments